Để viết được những câu chuyện, đoạn văn, hội thoại hài hước, tất nhiên là bạn phải có sẵn năng khiếu viết lách hài hước. Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, Nguyễn Nga nói đến một nhân tố quyết định độ hài hước cho câu chuyện. Đó lại chính là từ bản thân bạn.
Có một dạo, Nguyễn Nga viết kịch bản phim hài “Người cha siêu quậy”. Khi Nga gởi 10 tập kịch bản lần thứ hai để thẩm định, anh biên tập luôn nói với Nga: “Những tập này, em viết xuống tay quá Nga ơi! Anh đọc mà không cách nào cười nổi”.
Thú thật khi ấy ở gia đình, cuộc sống cá nhân riêng của Nguyễn Nga đang gặp không ít buồn phiền. Đó chính là một trong những lý do khiến Nga không thể nuôi cảm xúc hài hước, vui vẻ cho câu chuyện. Từ thực tế kinh nghiệm đó, Nguyễn Nga nhận ra rằng, cảm xúc của tác giả với tác phẩm mình viết ra vô cùng quan trọng.
Nguyễn Nga chia sẻ video này như một chút kinh nghiệm “bỏ túi” giúp các bạn đang có ý định viết truyện cười. Hoặc đôi khi bạn chỉ muốn viết một nhân vật hài hước hay bạn muốn viết 1 đoạn văn, đoạn thoại vui vẻ sẽ có thêm kinh nghiệm.
Đây chỉ là một trong những cách đơn giản giúp bạn lấy cảm xúc vui vẻ trước khi viết một câu chuyện hài hước. Ngoài ra, để viết được truyện gây cười cho người khác, điều đó còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố khác. Trong đó, quan trọng quyết định nhất vẫn chính là năng khiểu, sở thích và khả năng của mỗi người.
- Tìm đọc về những bài viết chia sẻ kinh nghiệm viết lách của Nguyễn Nga
- Tìm đọc truyện tiểu thuyết của Nguyễn Nga-sách điện tử(ebook) tại Google Play.