Gần đây, mình có hai bộ tiểu thuyết Bà già đến từ âm phủ và Tiên Mắc Đọa có bối cảnh diễn ra câu chuyện là thời phong kiến của nước ta.
Cụ thể, tiểu thuyết Bà già đến từ âm phủ, chuyện xảy ra bắt đầu ở làng Bần vào đúng năm nạn đói 1945 nổ ra. Để cứu các con thoát khỏi cảnh chết đói, bà Lưu đã liều mạng ăn cắp bao lúa của cụ Lý. Khi đang trốn chạy, bà bị cụ Lý bắt được quả tang nhưng tại đây bà vô tình biết được một bí mật khủng khiếp của cụ Lý. Chính điều này đã khiến cụ Lý tìm mọi cách trả thủ và truy sát bà Lưu đến đường cùng. Trong một lần tránh né mũi lê nhọn của thằng Sẹo – tay đồ tể của cụ Lý, bà Lưu đã xuyên không sang thế giới hiện đại năm 2025. Và câu chuyện xuyên không bối cảnh vượt thời gian về cuộc phiêu lưu kỳ thú của bà Lưu mở ra từ đây…
Còn ở tiểu thuyết Tiên Mắc Đọa, mình cũng chọn bối cảnh bắt đầu từ một làng quê phong kiến cách đây hơn 200 năm. Nhưng sau đó toàn bộ cuộc phiêu lưu, mọi diễn biến của câu chuyện lại lấy bối cảnh trong khu rừng sâu hiểm trở, nhiều tai họa rình rập các nhân vật.
Nguyên nhân mình lấy bối cảnh cho tiểu thuyết Việt Nam xưa là khu rừng với núi non trùng điệp, ngoài việc dễ dàng tạo ra những cái bẫy cho các nhân vật thì cảnh trong rừng còn bí hiểm, phù hợp để những điều lạ lùng như phép thuật, ma quái…xảy ra một cách hợp lý. Việc nhân vật chính Tiên Hạnh đi tìm giếng thần, phá bỏ lời nguyền nơi núi rừng trùng trùng điệp điệp cũng giúp câu chuyện thêm ly kỳ, hấp dẫn, nhất là khi đó lại là một cô gái chân yếu tay mềm.
Việc chọn bối cảnh cho phù hợp với câu chuyện diễn ra vào thời phong kiến xưa, không nhất thiết lúc nào các bạn cũng phải chọn giống như Nguyễn Nga. Tùy vào cốt truyện, hoàn cảnh xuất thân, tính cách nhân vật…các bạn linh hoạt tạo ra bối cảnh cho nhân vật xuất hiện sao cho hợp lý nhất!
- Đọc tiểu thuyết Việt Nam xưa và nay trên kênh Google Play
- Đọc thêm nhiều bài viết chia sẻ kinh nghiệm viết lách của Nguyễn Nga