Banner

Thói Quen Trì Hoãn Trong Viết Lách Và Cách “Trị” Để Viết Xong Cuốn Sách

by VietLachVn

Bạn luôn ao ước viết xong một cuốn sách hay thậm chí chỉ đơn giản viết xong một bài viết cho blog/website của mình nhưng mãi vẫn chưa hoàn thành. Dù bạn thật sự không quá bận bịu. Vậy đâu là nguyên nhân khiến bạn luôn bỏ dở việc viết lách giữa chừng? Và làm sao để trị dứt điểm “bệnh” trì hoãn khi bạn muốn theo đuổi nghề viết lách?

Nguyễn Nga với kinh nghiệm hơn 10 năm trong nghề viết và đa dạng ngòi bút nhiều thể loại từ viết báo, viết truyện, viết kịch bản phim, viết content cho các website…Nguyễn Nga sẽ chia sẻ kinh nghiệm mà bản thân đã áp dụng để luôn hoàn thành mục tiêu viết lách mỗi ngày của mình. Áp dụng vô cùng đơn giản và hiệu quả cho cả những bạn bị “bệnh” trì hoãn kinh niên(hihi).

Xem video hướng dẫn cách loại bỏ thói quen trì hoãn viết lách

Chọn ngồi nơi nhàm chán nhất

Trước khi chọn việc ngồi vào bàn viết, Nguyễn Nga đề nghị bạn làm vài việc này trước nhé. Hãy đặt bàn của bạn ở nơi đảm bảo không có gì cho bạn giải trí ngoài chiếc máy tính để viết.(nhớ tắt wifi). Với những bạn có thói quen viết trên giấy thì chỉ cần trên bàn sổ và bút là được.

Hãy đảm bảo nơi bạn ngồi chỉ có thứ duy nhất là “công cụ” để viết

Hãy đảm bảo xung quanh bạn không có ti vi, không radio, không sách, truyện…không có bất cứ thứ gì để bạn đọc, nghe, xem. Ngoài một khung cửa sổ mở ra để nhìn ngoài trời, ngoài vài chậu cây cảnh, bông hoa ra, bạn sẽ không có gì để ngắm.

Chỉ trong một môi trường nhàm chán như vậy, bạn mới bắt buộc phải ép bản thân mình chọn việc ngồi vào bàn viết. Vì dù sao viết ra những con chữ cũng đỡ chán hơn bạn ngồi không mà không có việc gì làm và giải trí phải không?

Tránh xa những chiếc “máy nói”

Nguyễn Nga dùng chữ “máy nói” ở đây với cả hai nghĩa đen và bóng. Đó chính là những người gần gũi bên bạn nhưng có thói quen hay nói nhiều. Từ kinh nghiệm bản thân, Nga hay bị phân tâm, mất tập trung vào câu chuyện của người thân ưa kể chuyện hàng giờ khiến mình hay bỏ giữa chừng việc viết. Hoặc có khi ngồi hàng giờ nhưng không viết được vì tâm trí cứ mải để vào câu chuyện của họ.

Tránh xa những chiếc “máy nói” theo cả hai nghĩa

Hoặc bạn tìm cách tránh xa những phương tiện nghe nhìn gây ra tiếng ồn khiến bạn không thể tập trung viết lách. Hoặc những tiếng ồn đó có thể cám dỗ(một bộ phim thoại hấp dẫn) kéo bạn ra khỏi bàn và chạy đi xem phim….

Đặt báo thức trước và trong khi viết

Khi mới tập thói quen viết lách, để vượt qua căn bệnh trì hoãn, bạn nên chọn việc đặt báo thức trước. Khi đồng hồ reng, bạn biết đã đến giờ ngồi vào bàn viết.

Trong quá trình viết, bạn cũng vẫn để báo thức để chỉ có thể rời khỏi bàn khi báo thức lên tiếng. Nga có nghe được một câu chuyện vui kể rằng nhà văn nổi tiếng Victor Hugo thường khỏa thân khi viết văn. Mục đích của ông là để ngăn mình chạy ra khỏi phòng khi đang viết dở dang. Đó là cách kỷ luật bản thân khá khắc nghiệt, nhằm giệt đi sự trì hoãn trong bạn. Nếu nhà bạn đông người, áp dụng cách này chắc hữu hiệu(hihi).

Chia nhỏ để viết

Nếu nghĩ đến việc hoàn thành bộ kịch bản phim 30 tập với mỗi tập 8.000 chữ. Bạn có thấy nản hay ngán không? Hoặc nghĩ việc viết xong cuốn tiểu thuyết dài từ 120-150.000 chữ, bạn có cảm thấy muốn trì hoãn không? Vì bạn sẽ nghĩ làm sao có thời gian để viết được số lượng chữ đó. Bạn còn bận công việc chính, công việc làm thêm, bận học, bận gia đình…Có vô số lí do sẽ đặt ra khi bạn nghĩ đến những cuốn sách đồ sộ phải hoàn thành.

Hãy chia nhỏ cuốn sách ra để việc bạn viết dễ dàng hơn

Nhưng cũng giống như câu chuyện “làm sao bỏ con voi vào tủ lạnh”? Bạn sẽ thấy mọi việc trở nên dễ dàng hơn khi chia nhỏ ra để xử lý. Mỗi ngày, khi mới tập thói quen viết lách, bạn chỉ nên bắt đầu viết từ 200-300 chữ. Bạn cũng bắt đầu thời gian ngồi vô viết từ 30 phút-1 giờ. Sau khi hình thành thói quen viết mỗi ngày, bạn sẽ tăng số lượng chữ và thời gian lên.

Nếu kiên trì và chăm chỉ, dù với thời gian ít, bạn cũng sẽ sớm hoàn thành cuốn sách như mơ của mình. Nguyễn Nga cũng đã dùng cách này để hoàn thành bộ tiểu thuyết Hẹn anh lúc nừa đêmBà già đến từ âm phủ.

Đừng tìm lý do để trì hoãn

Bản thân mỗi chúng ta khi trì hoãn làm một việc gì để tránh cảm giác áy náy thường nghĩ ra một lý do bào chữa cho chính mình. Đó là cách để giúp “bệnh” trì hoãn kéo dài dai dẳng mà không cảm thấy tội lỗi.


Từ câu chuyện của Nga:

Nếu nói về căn bệnh này, lúc trước, Nga từng là một người mắc rất nặng. Dù không phải việc viết lách nhưng việc lên kế hoạch làm video cho kênh Youtube. Nga đã trì hoãn đến hơn một năm kể từ khi có ý tưởng đến khi thực hiện. Lúc đầu, Nga đổ thừa tại mình gầy quá nên làm video, người xem không thiện cảm.

Loại bỏ tất cả những lí do khiến bạn luôn “trì hoãn” viết lách

Sau khi tập gym, người đầy đặn hơn, Nga lại tiếp tục nghĩ ra lí do vì điện thoại còn “cùi” quá nên quay video sẽ không đẹp. Khi nâng cấp điện thoại lên một chút, Nga lại tiếp tục lấy lí do vì phòng chưa dán cách âm nên quay video sẽ rất ồn. Và cuối cùng, sau nhiều ngày chần chừ, Nga quyết định trị căn bệnh trì hoãn bằng việc bắt tay vào quay video ngay. Nga nhận ra mọi thứ có thể chưa hoàn hảo nhưng cần hoàn thành trước. Khi hoàn thành rồi, bạn mới có cơ hội để tiến đến hoàn hảo.

Ngay cả khi cuộc sống của bạn gặp khó khăn, trắc trở cũng đừng trì hoãn việc viết. Nga luôn nhớ về câu chuyện nghị lực cảm động của nhà văn nổi tiếng thế giới Stephen King. Người đã viết xong cuốn tự truyện sau khi gặp tai nạn suýt mất mạng. Ông còn tưởng sẽ mãi mãi giã từ nghề viết. Nhưng cuối cùng với nghị lực sống, ông đã viết xong cuốn tự truyện On Writing của mình.

Mơ về kết quả

Hãy luôn mơ mộng về cuốn sách bạn hoàn thành và những điều tốt đẹp mà nó mang lại cho bạn. Những độc giả yêu quý cuốn sách của bạn. Những nhà sản xuất mê câu chuyện của bạn và chuyển thể thành phim…Bạn có quyền hy vọng những lan tỏa mà cuốn sách bạn viết ra mang lại cho bạn đọc và cho bản thân bạn những điều tuyệt vời. Từ đó, bạn sẽ có động lực để chăm chỉ viết lách mỗi ngày.

Nhờ người giúp đỡ

Nếu bạn đã cố gắng nhưng bản thân vẫn không thể tự “trị” bệnh trì hoãn của mình trong việc viết lách thì nên nhờ người thân thương giúp đỡ. Họ sẽ là những người thầy, người huấn luyện viên nghiêm khắc, nhắc nhở bạn phải viết lách chăm chỉ mỗi ngày, đúng giờ.

Giống như những người tăng cân quá nhiều, họ không thể tự giảm cân mà cần có huấn luyện viên giúp đỡ. Đừng ngại nếu bạn cảm thấy cần người giúp đỡ mình vượt qua sức “ì” trong thời gian đầu luyện thói quen viết lách.

CẢM ƠN BẠN ĐÃ ĐỌC
Nếu bạn thích bài này hãy chia sẻ:

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

2 bình luận

long 03/08/2021 - 13:28

Hay quá! Nếu bạn tập gym thì có thể ghé qua blog của mình nhé!

Trả Lời
VietLachVn 03/08/2021 - 14:48

Hi! Thật vui khi bạn đam mê tập gym và vẫn đọc blog về viết lách. Chúc bạn có nhiều sức khỏe và viết được nhiều điều mình yêu thích!

Trả Lời

Bình Luận

XIN CHÀO! TÔI LÀ NGUYỄN NGA

Tôi viết thuận cả hai tay. Với tay phải, tôi yêu thích viết những câu chuyện tình yêu, hôn nhân, gia đình. Còn tay trái, tôi đều đặn viết bài Pr, tiếp thị, quảng cáo. Gọi tôi là nhà văn tiếp thị cũng không sai.

Muốn đọc truyện, hãy tìm tôi. Muốn tìm lại cảm hứng viết lách, hay kinh nghiệm viết, hãy thường xuyên ghé thăm Vietlachvn.com của tôi nhé!

Thông Tin Liên Hệ