Viết tiểu thuyết là quá trình sáng tạo của tác giả. Đó là lý do, bạn không thể bê nguyên xi những câu nói ngoài đời thực vào truyện. Vậy làm sao để viết lời thoại nhân vật hay, sâu sắc, thú vị!?
Ngoài việc vận dụng các biện pháp tu từ như: Ẩn dụ, hoán dụ, so sánh, nói giảm, nói tránh, chơi chữ…Bạn nên vận dụng thêm ca dao, tục ngữ, thay đổi chúng uyển chuyển thành câu nói của các nhân vật.
Điều quan trọng là bạn nên sử dụng các biện pháp tu từ cũng như ca dao, tục ngữ cho từng nhân vật, theo từng tính cách phù hợp. Đừng rập khuôn nhân vật nào cũng sử dụng tất cả biện pháp này giống nhau sẽ dẫn đến tình trạng nhân vật “một màu”, không có nét riêng.
Vì đời sống các nhân vật trong tiểu thuyết cũng gắn liền với số phận, tính cách của họ. Đó là lý do, bạn nên chọn lọc thoại cho phù hợp để độc giả luôn ấn tượng với từng nhân vật.
Nhiều nhà văn rất giỏi trong việc khắc họa tính cách nhân vật bằng thoại. Nhiều câu nói của các nhân vật trong văn chương để đời. Mỗi khi nhớ đến một loại người, một tình huống, hoàn cảnh…thì người ta lại nói lại câu thoại của nhân vật ấy.
Đây chỉ là những gợi ý nhỏ của Nguyễn Nga trong quá trình sáng tác. Ngoài ra, tùy vào vốn sống, sự sáng tạo, khám phá của các tác giả để các nhân vật của mình có những câu nói bất hủ trong tác phẩm của mình.
- Ngoài cách viết lời thoại nhân vật, bạn đọc thêm về hướng dẫn viết truyện tiểu thuyết của Nguyễn Nga
- Tìm đọc truyện tiểu thuyết của Nguyễn Nga trên Google Play