Banner

Cách Đặt Tên Nhân Vật Hay Cho Truyện Tiểu Thuyết

by VietLachVn

Trên kênh Tiktok Viết Lách VN của mình, khá nhiều bạn thắc mắc về việc làm sao để đặt tên nhân vật hay khi viết truyện tiểu thuyết. Nguyễn Nga xin chia sẻ một số kinh nghiệm nho nhỏ mình thường áp dụng trong quá trình suy nghĩ về tên của nhân vật, trước khi bắt tay vào viết tiểu thuyết.

1.Đặt tên nhân vật dựa theo tính cách, sở thích, số phận, ngoại hình:

Giống như ở ngoài đời, nhiều người được đặt tên dựa vào vẻ ngoài, tính cách và sở thích của họ. Trong tiểu thuyết Một đứa trẻ vừa chạy trốn khỏi tôi, mình đặt tên cho nhân vật chính là Ngố. Bởi vì cô bé có tính cách vô cùng hậu đậu.

Đôi khi đặt tên nói lên số phận nhân vật khiến độc giả ấn tượng khó quên

Những đặc điểm bên ngoài, sở thích, số phận….đều có thể chọn để đặt tên cho cả nhân vật chính và nhân vật phụ trong tiểu thuyết. Nhiều nhân vật phụ có cái tên khiến bạn đọc nhớ suốt đời. Đó là thành công của tác giả khi chọn tên phù hợp.

2. Chọn tên nhân vật theo nghề nghiệp

Bạn cũng có thể chọn tên nhân vật theo nghề nghiệp, công việc mà họ đang thực hiện trong cuốn tiểu thuyết của mình. Trong truyện Hẹn anh lúc nửa đêm, mình đặt tên nhân vật phụ là ông Kèn. Vì khi còn sống, nhân vật này làm nghề thổi kèn đám ma.

3. Đặt tên nhân vật theo thời đại

Tùy vào bối cảnh thời đại mà bạn chọn để viết tiểu thuyết từ đó có những cái tên nhân vật phù hợp. Vì tên của người sống ở thời cổ đại, trung đại, cận đại sẽ khác so với tên nhân vật thời hiện đại. Bạn nên chú ý chọn tên để nói lên mỗi giai đoạn thời gian mà bạn đang viết nhé!

4.Đặt tên nhân vật theo vùng miền

Tên nhân vật sống ở thành thị ít nhiều sẽ khác với tên nhân vật sống ở nông thôn. Tương tự nếu nhân vật sinh ra và lớn lên ở nước ngoài sẽ ít nhiều có tên khác với người thuần Việt. Tùy vào hoàn cảnh xuất thân nhân vật để bạn suy nghĩ tên phù hợp giúp câu chuyện thêm logic.

5.Đặt tên nhân vật theo địa vị xã hội

Địa vị ở đây chính là xuất thân của nhân vật trong truyện như giàu, nghèo, chức quyền hay vô danh…Ngày xưa, các công chúa, tiểu thơ xuất thân cành vàng lá ngọc thường được cha mẹ chọn những cái tên rất đài các. Đó là lý do, việc chọn tên nhân vật theo địa vị xuất thân của họ rất quan trọng. Nếu bạn xây dựng nhân vật có nguồn gốc gia thế khủng, quyền cao chức trọng càng phải chú ý việc chọn tên sao nói lên địa vị quý tộc của họ.

Nếu nhân vật xuất thân cảnh nghèo hèn thì bạn cũng nên cân nhắc chọn tên cho hợp, tránh đặt tên quá cao sang.

Địa vị và xuất thân của nhân vật cũng được thể hiện bằng cái tên của họ

6. Đặt tên theo giới tính

Đây là bước cơ bản nhất mà hầu hết các bạn sẽ nắm được. Tuy nhiên khác với trước đây, nhân vật trong truyện chỉ có hai giới tính nam và nữ. Ngày nay, nhiều tác giả viết thể loại đam mỹ, nhân vật thuộc giới tính thứ ba. Việc chọn tên cũng cần thời gian cân nhắc và nghiên cứu trước để phù hợp với thị hiếu của bạn đọc.

Tổng kết:

Các bạn có thể áp dụng chung cách này cho việc đặt tên nhân vật chính diện và phản diện trong truyện tiểu thuyết. Trên đây chỉ là những gợi ý cơ bản từ kinh nghiệm của Nguyễn Nga, có thể sẽ không tránh khỏi thiết sót. Với những bạn nào có kinh nghiệm thêm trong việc chọn đặt tên nhân vật hay cho truyện, đừng ngại để lại bình luận để các tác giả mới cùng tham khảo thêm nhé!

CẢM ƠN BẠN ĐÃ ĐỌC
Nếu bạn thích bài này hãy chia sẻ:

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bình Luận

XIN CHÀO! TÔI LÀ NGUYỄN NGA

Tôi viết thuận cả hai tay. Với tay phải, tôi yêu thích viết những câu chuyện tình yêu, hôn nhân, gia đình. Còn tay trái, tôi đều đặn viết bài Pr, tiếp thị, quảng cáo. Gọi tôi là nhà văn tiếp thị cũng không sai.

Muốn đọc truyện, hãy tìm tôi. Muốn tìm lại cảm hứng viết lách, hay kinh nghiệm viết, hãy thường xuyên ghé thăm Vietlachvn.com của tôi nhé!

Thông Tin Liên Hệ