Banner

Viết Tiểu Thuyết Vượt Thời Gian Từ Câu Chuyện Lãng Phí Thức Ăn!

by VietLachVn

Những ngày này, Nguyễn Nga đang thực hiện những bước cuối cùng của việc nghiên cứu lịch sử về nạn đói 1945 đầy đau thương của người Việt.

Từ lâu, tôi đã ấp ủ một cuốn tiểu thuyết kết hợp giữa thực tại và quá khứ. Một câu chuyện vượt thời gian mới lạ. Đó là lí do để cho ra đời cuốn tiểu thuyết có tựa: “Bà già đến từ âm phủ”.

Vài Nét Về Nhân Vật Trong Tiểu Thuyết: “Bà Già Đến Từ Âm Phủ”

Viết tiểu thuyết lấy bối cảnh năm 1945, thời điểm nạn đói hoành hành người dân miền Bắc, người chết như rơm rạ chất đầy đồng. Một bà già đã liều mạng cướp kho thóc của Nhật và bị lính truy đuổi khắp nơi.

Trước khi nhận viên đạn chí mạng, bà già ấy đã kịp vượt thời gian để trở về tương lai là xã hội hiện tại mà chúng ta đang sống. Bạn thử tưởng tượng về tính cách, hoàn cảnh, ngôn ngữ…của một người trong nạn đói lịch sử ấy. Nếu chẳng may, họ lạc vào giữa một nhà hàng với đầy rẫy những bữa tiệc búp phê ê hề đồ ăn dư thừa của chúng ta hiện nay!?

Khi để đồ ăn dư thừa lãng phí, tôi thường hay nhớ về những nạn nhân trong nạn đói 1945

Bạn sẽ khóc, cười với hành trình của một bà già đến từ cõi chết đã bị cơn đói giày vò, hành hạ đến gần như mất cả phần hồn lẫn phần xác. Bà phải vật lộn chống chọi và cả thích nghi với hai con người tuổi trẻ, nông nổi.

Những nhân vật là người trẻ mang trong mình những chấn thương tâm lý mà thời gian chẳng thể chữa lành. Phải làm gì để giúp họ vượt qua và giúp chính mình khỏi “mắc kẹt” giữa tương lai và quá khứ?

Những độc giả thân yêu, hãy cùng Nguyễn Nga theo dõi suốt hành trình phiêu lưu mạo hiểm, vừa bi lại vừa hài trong tiểu thuyết mới “Bà già đến từ âm phủ” nhé!

Hoàn Cảnh Ra Đời Tiểu Thuyết: “Bà Già Đến Từ Âm Phủ”

Viết tiểu thuyết “Bà già đến từ âm phủ” từ một một lần, tôi đi ăn tiệc búp phê cùng nhóm bạn. Khi ấy, tôi tình cờ ngồi gần một gia đình có nhiều thế hệ. Cả nhà có hơn chục người, túa nhau đi lấy thức ăn. Mỗi người bưng vài dĩa đồ, chẳng mấy chốc cái bàn của họ chật cứng đồ ăn. Nhưng xem ra họ vẫn còn “đói” con mắt.

Cô con gái lớn liên tục í ới: “Mẹ ơi! Lấy thêm tôm đi”. Gần đó, cậu con trái mừng rỡ khi bưng được dĩa cua chạy lại. Anh ta cười nói: “Mém chút nữa là hết cua”. Rồi cả nhà quây quần bên nhau ăn uống rôm rả.

Từ câu chuyện của một gia đình đi ăn búp phê, tôi đã nghĩ ra ý tưởng viết tiểu thuyết

Bữa chính ăn chưa hết, họ lại lao đi lấy bữa tráng miệng. Bánh trái chất chồng lên cá thịt. Chưa ngồi nóng chỗ, một cô bé nhỏ khác chỉ vào thùng kem, hào hứng: “Có kem kìa, ai ăn không?”

Bỗng người mẹ thốt lên, mặt có chút thảng thốt lo lắng: “Đừng lấy đồ ăn nữa. Ăn không hết bị phạt tiền đó”. Cả nhà cùng nhìn nhau, mặt ai nấy thoáng lo sợ. Rồi một anh vỗ đầu nhớ lại: “Quên mất chỗ này có quy định ăn thừa bị phạt”.

Vậy là cả nhà ấy lại cắm cúi ăn, từ già đến trẻ, ai cũng cố gắng ăn cho hết dĩa thức ăn tràn trề trên bàn. Chừng 30 phút sau, người ôm bụng, người nới lưng quần, người thở dài, ai cũng than “no quá”.

Người mẹ liên tục gắp thức ăn vô dĩa, hối thúc cô con gái: “Ráng ăn đi. Ăn không hết bị phạt tiền đó”. Cô con gái lắc đầu, vẻ ngán: “Con no lắm rồi. Ăn thêm nữa là ói ra đây đó”. Rồi dường như cố gắng cũng không thể thồn hết mớ thức ăn trên bàn vào bụng, cả nhà họ cùng nhìn nhau trong bất lực và lo lắng.

Nhưng khi nhân viên lại dọn dẹp đồ ăn thừa mứa đầy bàn, không thấy họ nói gì về việc phạt tiền, lúc đó cả nhà họ mới dãn mặt ra. Chờ anh nhân viên đẩy xe chén dĩa đi, một cô gái trẻ trong nhà cười xuề xòa, xoa cái bụng no, nói: “Biết vậy không ăn ráng”.

Từ “văn hóa” ăn uống búp phê của gia đình ấy mà Nguyễn Nga hình thành ý tưởng viết câu chuyện vượt thời gian “Bà già đến từ âm phủ”. Hi vọng khoảng cách thời gian, không gian sẽ khiến bạn đọc tìm được những bất ngờ, thú vị của câu chuyện.

Bắt đầu từ hôm nay hãy cùng với Nguyễn Nga tưởng tượng về một bữa tiệc đồ ăn và một bà già từ nạn đói không may lạc vào bữa tiệc ấy nhé!

CẢM ƠN BẠN ĐÃ ĐỌC
Nếu bạn thích bài này hãy chia sẻ:

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bình Luận

XIN CHÀO! TÔI LÀ NGUYỄN NGA

Tôi viết thuận cả hai tay. Với tay phải, tôi yêu thích viết những câu chuyện tình yêu, hôn nhân, gia đình. Còn tay trái, tôi đều đặn viết bài Pr, tiếp thị, quảng cáo. Gọi tôi là nhà văn tiếp thị cũng không sai.

Muốn đọc truyện, hãy tìm tôi. Muốn tìm lại cảm hứng viết lách, hay kinh nghiệm viết, hãy thường xuyên ghé thăm Vietlachvn.com của tôi nhé!

Thông Tin Liên Hệ